Trẻ bị tăng động ngày một nhiều: Bụi mịn PM2.5, Mạt bụi nhà là 1 trong những thủ phạm

Không chỉ những khu công nghiệp mà ở nhiều nơi trong phòng kín cũng có sự hiện diện của BỤI MỊN PM2.5 và BỤI SIÊU MỊN UFPM. Ngoài khói bụi nhà bếp, khói thuốc, thậm chí là trong những nguyên liệu xây dựng hiện nay cũng có chứa bụi mịn PM2.5. Quan trọng hơn có 1 loại bụi gây hại luôn hiện diện trong ngôi nhà bạn đang ở, đó là mạt bụi nhà.

Bụi mịn trong không khí khiến trẻ tăng động ngày một nhiều

Sự phát triển vượt trội của ngành công nghiệp hiện đại đồng thời cũng mang đến một bầu không khí ô nhiễm bao trùm lên những thành phố lớn. Không khí ô nhiễm mang đến nhiều tác hại, trong đó trẻ nhỏ là những nạn nhân bị ảnh hưởng khá lớn. Lũ trẻ hiện nay dường như khó tập trung hơn và cảm xúc khó kiểm soát hơn.

Bạn có thể cảm thấy, đây là vấn đề thường gặp ở trẻ con thôi mà, có gì đáng để làm quá lên không? Nhưng bụi mịn thực tế đang gây ra những vấn đề về sức khỏe như gây ra viêm mũi dị ứng, hen xuyễn, thậm chí là ung thư,…. Nhưng bạn không biết rằng bụi mịn PM2.5 cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.

 Đọc thêm: Bụi mịn PM2.5 ảnh hưởng gì đến sức khỏe bà bầu?

 

não bộ của trẻ

Giáo sư Philippe Grandjean của đại học Harvard cho biết, não bộ con người tương đối phức tạp và nhạy cảm. Dù chỉ là 1 tổn thương nho nhỏ thôi, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của khả năng nhận thức, hoạt động, cảm xúc và hành vi. Hiện nay xã hội phát triển, trẻ em cũng ngày càng thông minh hơn, nhưng khi trẻ tiếp xúc với bố mẹ hoặc người lớn, nhiều người phải thốt lên rằng: “Sao lũ trẻ bây giờ khó dạy bảo quá vậy?” Môi trường sống thay đổi đã trở thành 1 trong những nguyên tố ảnh hưởng đến điều này.

Không khí ô nhiễm đã tạo ảnh hưởng đến não của trẻ

Trong bài báo được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Frontiers in Human Neuroscience đã chỉ ra, không khí ô nhiễm đã tạo ra những tác động xấu đến não của trẻ em. Trong đó có sự góp mặt của nhóm bụi PM, những thành viên gây sức công phá chủ chốt, chính là bụi mịn PM 2.5 (đường kính nhỏ hơn 2.5 μm) và UFPM (đường kính nhỏ hơn 0.1 μm).

Giới y học đã cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có khả năng thâm nhập vào vùng sâu nhất của phổi, thậm chí là vào mạch máu. Nhưng bạn có biết, chúng có thể xâm nhập vào não theo lối tắt không? Khi chúng ta hít bụi mịn PM2.5, chúng tiến vào khoang mũi, phá hoại tế bào bên trong, xô vỡ hàng rào máu não (blood–brain barrier), đây là một lớp các tế bào nội mô hoạt động như một rào cản, ngăn chặn các phần tử nhất định bao gồm tế bào miễn dịch, virus đi từ máu vào hệ thần kinh trung ương, nhưng cho qua các chất dinh dưỡng (sinh học) giúp quá trình chuyển hóa của tế bào não.

Không khí ô nhiễm đã tạo ảnh hưởng đến não cả trẻ

Tiếp đến sẽ gây ra phản ứng viêm trong hệ thần kinh, thậm chí gây nhiễu trong quá trình hoạt động của tế bào, sản sinh độc tính, tổn hại các nguyên tố thần kinh, RNA và DNA. Bụi mịn thích nhất là tấn công phần não thùy trái trước trán (Bộ chỉ huy của não, nhận thức và kiểm soát hành động)và hippocampus (một phần của não trước), thùy thái dương (temporal lobe) và vùng não liên kết với thính giác. Những vùng quan trọng của não đều bị xâm hại như thế, chẳng trách sao trẻ em càng lúc càng tăng động và khó dạy bảo.

Mạt bụi nhà- sự xâm hại không kém gì PM2.5

Mạt bụi nhà kích thước khoảng 1/4 mm, thường sống chủ yếu trong bụi nhà, và những nơi như kho lương thực, nhà bếp đặc biệt là giường ngủ, trên chăn màn chiếu gối, nệm, thảm len, đồ vải, màn che, ghế, nệm thảm và những đồ chơi trẻ em có lông (thú bông, thú nhồi bông…). Một chiếc nệm có thể chứa đến 2 triệu con mạt bụi nhà. Ngoài ra mạt bụi nhà cũng hay gặp ở những nơi thiếu vệ sinh hoặc ở nơi sống tập thể, không giặt giũ thường xuyên chăn mền, ga trải giường…

Mạt bụi nhà- sự xâm hại không kém gì PM2.5

 Đọc thêm: Mách bạn giải pháp xoa dịu viêm mũi dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi

Mạt nhà là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng da như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy… Mạt nhà chủ yếu gây dị ứng ở mắt (ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, châm chích trong mắt…) ở mũi (ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi hàng loạt…) gây ra hen phế quản (khó thở khi thở ra, ho, rối loạn thở khi ngủ hoặc khi gắng sức, khò khè, thở rít…), bệnh chàm (eczema), ban đỏ, mụn nước, mẩn ngứa… ở má, nếp gấp, cùi chỏ, khuỷu tay…, nó còn gây ra mề đay, vết thương do mạt cắn thường sưng đỏ, ngứa, nổi bóng nước. Để lâu có thể bị bội nhiễm do gãi.

Bức tường chống bụi mịn PM2.5, UFPM và mạt bụi nhà-  Khẩu trang chống bụi mịn:dc mask

Đã là khẩu trang PM2.5 thì tất nhiên không thể thiếu thí nghiệm hiệu suất lọc bụi PM2.5 rồi. Trong quá trình thí nghiệm, họ dùng bụi than với kích thước nhỏ tầm 0.8μm (nhỏ hơn cả tiêu chuẩn bụi PM2.5)

 

So sánh với các loại khẩu trang thông thường, hiệu suất lọc của :dc rõ ràng vượt trội hơn hẳn. Không chỉ bụi nhỏ cỡ 0.8μm mà cả bụi siệu mịn (tầm 0.075μm ) cũng không thể nào có thể bay lọt qua “bức tường” nano vững chắc. Hiệu suất lọc bụi mịn là 99% các bạn nhé.

Khẩu trang chống bụi mịn :dc mask 1

Ngoài ra, khẩu trang còn có thể tái sử dụng nhiều lần và được thí nghiệm chứng nhận có thể sử dụng tốt khi giặt từ 3 đến 5 lần nhé. Với mức giá 120k VND/ mask dùng khoảng 1 tháng, thì tính ra đây là 1 chiếc khẩu trang không quá mắc để bảo vệ sức khỏe cho bé và cho cả nhà đấy!

Link khẩu trang: Khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 – :dc mask (miếng lẻ)

Nguồn: thefourvn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *